Kinh tế tuần hoàn là một mô hình mới và chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có đủ nguồn lực để áp dụng?
Trên thực tế, hình hài đơn giản của kinh tế tuần hoàn đã xuất hiện tại Việt Nam hơn 20 năm trước với mô hình quen thuộc: Vườn – Ao – Chuồng. Ngày nay, nhiều bạn trẻ đang áp dụng “phong cách sống tuần hoàn” vào đời sống của mình qua việc sử dụng rác thải sinh học để làm phân bón, tái sử dụng chai lọ cho nhiều mục đích khác nhau…
Ở thế kỷ 20, kinh tế tuần hoàn được áp dụng bởi một số doanh nghiệp muốn tối ưu hóa nguồn lực (như các doanh nghiệp dệt may tại Anh), hoặc ở các quốc gia hạn chế tài nguyên (như Nhật Bản và Singapore) như một giải pháp sống còn. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này hiện được đánh giá là xu thế tất yếu cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Một hệ tuần hoàn kín của cơ thể người cần có trái tim và các mao mạch, còn nền kinh tế tuần hoàn cần những mắt xích nào để vận hành một cách trơn tru? Sự dịch chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn đang diễn ra thế nào trên thế giới và Việt Nam?
Mời bạn cùng tìm hiểu trong tập mới nhất của Bít Tất, với sự tham gia của Tiến sĩ Trương Nhi, giảng viên trường Đại học Văn Lang – nghiên cứu viên của Viện Phát triển Kinh tế tuần hoàn, và hai host Diệp Khoa, Bích Hồ, editor tại Vietcetera.
Tập podcast này được phối hợp thực hiện cùng Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), với sự tài trợ của ngân hàng HSBC, trong khuôn khổ chương trình Hợp tác thúc đẩy các giải pháp khí hậu (Climate Solution Partnership - CSP), nhằm mang lại những thông tin hữu ích về các giải pháp năng lượng bền vững và giảm phát thải cho doanh nghiệp và công chúng.